Dự đoán giá vàng trong năm 2020: Tăng mạnh hay tăng bền vững?

Nhìn chung, giá vàng đã có xu hướng tích cực trong vài năm qua. Sự khởi đầu của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã khiến cho vàng trở thành hàng rào chống lạm phát một cách rõ ràng hơn và giá của nó cũng bắt đầu tăng tốc. Giá vàng đã tăng 17% trong nửa đầu năm 2020, tăng thêm 10% trong tháng Bảy.

Động thái của giá vàng gần đây nhất đã diễn ra nhanh chóng, kết hợp với nhu cầu tiêu dùng đang yếu đi, có thể giúp giá vàng cao hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng đại dịch COVID-19 có thể làm thay đổi cấu trúc phân bổ tài sản và sẽ có những lý do hỗ trợ đầu tư vàng dài hạn.

Giá vàng đạt mức cao mới kỷ lục

Giá vàng đã phá vỡ mức cao mới vào ngày 28/07, đạt 1940.9 USD/oz (theo LBMA Gold Price PM) và đạt đỉnh 1981.3 USD/oz trong ngày. Điều này vượt xa kỷ lục trước đó là 1895 USD/oz được thiết lập vào ngày 05/09/2011 và mức 1921.2 USD/oz trong ngày hôm sau.

Trước những cột mốc này, các nhà đầu tư sẽ đặt ra hai câu hỏi:

  1. Làm thế nào để so sánh giá vàng với những mức cao trước đó?
  2. Dự báo giá vàng năm 2020 có phải là tăng giá bền vững?

Theo lịch sử, hiện tại giá vàng chỉ đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng.

Cho đến năm 2020, hiệu suất của giá vàng là rất đáng chú ý. Tính đến ngày 28/07, giá vàng đã tăng 27%, vượt xa các tài sản lớn.

Động thái tăng của giá vàng lần này được thúc đẩy bởi sự kết hợp của 3 yếu tố:

  1. Sự không chắc chắn cao trên toàn cầu.
  2. Lãi suất đang ở mức rất thấp.
  3. Đà tăng của vàng đang rất tích cực.

Tất cả các yếu tố này đều hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư. Nhưng có những lý do để chúng ta tin rằng giá vàng hiện tại chỉ đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng.

Đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc và quan trọng hơn, tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa được xác định. Có dấu hiệu cho thấy một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và các quốc gia châu Âu khác đã bắt đầu kiểm soát được đại dịch.

Tuy nhiên, ở cấp độ toàn cầu, những hy vọng ban đầu về sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sẽ không còn nữa. Thay vào đó, các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho một con đường đầy chông gai và cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Các ngân hàng trung ương đã tích cực cắt giảm lãi suất, kết hợp với nới lỏng định lượng và các biện pháp chính sách phi truyền thống khác. Chính phủ cũng đã phê duyệt các gói giải cứu lớn để hỗ trợ nền kinh tế của nước họ. Và các gói giải cứu có thể nhiều hơn mức cần thiết.

Những phương pháp ​​này đã làm tăng mối lo ngại rằng có quá nhiều tiền, chứ không phải là các nguyên tắc cơ bản đang thúc đẩy sự phục hồi của thị trường chứng khoán, và tất cả số tiền thừa được bơm vào hệ thống có thể dẫn đến lạm phát tăng cao, hoặc ít nhất là tiền tệ sẽ giảm giá trị.

Chúng ta hãy nhìn vào viễn cảnh sau, giá vàng đã tăng gấp đôi từ mức 900 USD/oz (đầu năm 2008) lên mức cao ba năm sau đó sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng trong tình hình hiện tại, nó chỉ tăng dưới 30% kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Ngoài ra, nếu chúng ta điều chỉnh giá theo lạm phát, thì giá vàng hôm nay chỉ ở mức gần 200 USD so với mức của năm 2011 và thấp hơn mức cao kỷ lục ngày 21/01/1980 tương đương với khoảng 2800 USD/oz (biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Giá vàng đã đạt mức cao mới về mặt danh nghĩa nhưng nó vẫn ở dưới mức kỷ lục được điều chỉnh theo lạm phát *

du bao gia vang nam 2020
Nguồn: Bloomberg, Hội đồng vàng thế giới.

* Giá vàng thực được tính bằng cách sử dụng điều chỉnh theo mùa chỉ số CPI của Mỹ.

Cơ sở đầu tư vàng rộng rãi

Theo lịch sử, giá vàng và giá vàng phái sinh có sự tương quan tích cực. Tuy nhiên, phần lớn trong năm nay, các vị trí mua liên quan đến hoạt động đầu cơ đã giảm (dựa trên báo cáo của Commitment of Traders – COT) trong khi giá vàng đang tăng (biểu đồ 2). Điều này một phần là do sự sai lệch chuỗi cung ứng trên thị trường vàng gây ra bởi COVID-19 đã ảnh hưởng đến thị trường thị trường phái sinh trên sàn COMEX.

Biểu đồ 2: Các vị trí mua đã không đạt hiệu suất từ giữa tháng 3 năm 2020 *

du doan gia vang nam 2020

Nguồn: Bloomberg, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai của Mỹ, Hội đồng vàng thế giới

* Dựa trên báo cáo COT của COMEX.

Ngược lại, các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng và các sản phẩm tương tự (vàng ETF) đã chứng kiến ​​dòng vốn kỷ lục từ đầu năm đến nay, tính đến ngày 27/07 thì nó đã tăng thêm 47.8 tỷ USD. Bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư mua và nắm giữ đang đóng góp cho điều này, nhưng cũng có một số nhà đầu tư đã xoay vòng vốn từ thị trường phái sinh sang các quỹ vàng ETF.

Sự thay đổi này làm phát sinh một số động lực khác biệt đáng chú ý, cụ thể là, các quỹ vàng ETF được hỗ trợ bởi vàng thỏi, trong khi phái sinh thì có thể được thanh toán bằng tiền mặt, và chỉ một phần nhỏ dẫn đến việc chuyển giao vật chất. Hơn nữa, phái sinh cũng cho phép đòn bẩy lớn hơn, điều này sẽ làm tăng sự biến động.

Nhu cầu tiêu thụ vàng vẫn còn yếu

Trong khi các nhà đầu tư, đặc biệt là ở các thị trường phương Tây, đã coi vàng như một phương tiện để phòng ngừa rủi ro, thì nhu cầu vàng của người tiêu dùng trong năm nay đã giảm mạnh do sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đối với tăng trưởng kinh tế kết hợp với các biện pháp cách ly xã hội.

Trong nữa đầu năm 2020, nhu cầu về trang sức giảm mạnh (khoảng 46%), nhu cầu về vàng thỏi và đồng xu giảm 17%, chủ yếu là tại thị trường châu Á. Trong ngắn hạn, người tiêu dùng sẽ tác động đến giá vàng nhiều hơn so với các nhà tạo lập thị trường, về dài hạn, tiêu dùng sẽ góp phần vào “sức khỏe” và chuyển động của thị trường vàng.

Biểu đồ 3: Nhu cầu về trang sức trên toàn cầu đã giảm đáng kể trong năm 2020

Nguồn: Hội đồng vàng thế giới

Dự báo giá vàng năm 2020: Cuộc đua đã tăng tốc

Chặng đua của giá vàng năm 2020 đã bắt đầu tăng tốc. Giá vàng mất khoảng bốn tháng để tăng từ 1650 USD/oz lên 1800 USD/oz, nhưng chưa đầy bốn tuần để tăng lên khoảng 1950 USD/oz.

Đợt tăng giá này được hỗ trợ một phần tốt bởi sự giảm giá mạnh của đồng đô la Mỹ, theo chỉ báo RSI thì giá vàng đã đạt mức cao 88 vào ngày 27/07. Đây là dấu hiệu cho thấy giá vàng đang ở vùng quá mua. Điều đó nói rằng, lợi nhuận trung bình hàng năm của vàng trong 3 tháng và 1 năm đã biến động dưới 2 độ lệch chuẩn và thấp hơn đáng kể so với các mức được thấy trong các giai đoạn biến động mạnh trước đó (biểu đồ 4). Số liệu này cho thấy cường độ tích lũy biến động của giá vàng không phải là chưa từng có.

Tốc độ tăng của giá vàng có thể dẫn đến một giai đoạn biến động cao hơn. Vàng đã tăng mạnh trong tháng vừa qua, trong khi có đủ sự hỗ trợ về nhu cầu đầu tư, thì nó vẫn có thể gặp phải một số điều chỉnh.

Biểu đồ 4: Lợi nhuận tích lũy của vàng đã biến động ít hơn 2 độ lệch chuẩn *

Phân tích cơ bản về giá vàng

Nhu cầu đầu tư mạnh mẽ đã hỗ trợ tốt cho giá vàng. Khủng hoảng chưa từng có gây ra bởi đại dịch COVID-19 có thể hỗ trợ hiệu suất cho Vàng trong thời gian dài.

Nhưng bản chất của vàng cũng đòi hỏi sự ổn định về nhu cầu theo chu kỳ (như đồ trang sức hoặc công nghệ) để đảm bảo hiệu suất bền vững. Điều mà chúng ta đã thấy trong quá khứ.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các thị trường mới nổi đã phục hồi nhanh chóng, điều này giúp duy trì nhu cầu vàng của người tiêu dùng. Đồng thời, sự không chắc chắn tăng cao ở các thị trường phát triển, kết hợp với các chính sách nới lỏng tiền tệ, giúp cho vàng có hiệu suất tốt hơn.

Các dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế ở một số quốc gia như Trung Quốc hay Đức đang trở nên bình thường, tương phản với số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh ở Mỹ đang tác động tiêu cực đến đồng USD.

Một khi đồng đô la Mỹ yếu đi, kết hợp với các chính sách nới lỏng tiền tệ, thì các nhà đầu tư càng có lý do chính đáng để thêm vàng vào danh mục đầu tư của họ.

Xem thêm: Học đầu tư vàng trong 3 bước9 lời khuyên không thể bỏ qua khi đầu tư vàng.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan