Thua lỗ là một phần của giao dịch forex, nhưng rất nhiều nhà đầu tư phản ứng với điều này bằng cách trả thù.
Nguyên nhân chủ yếu của giao dịch trả thù chủ yếu là “sợ sai”. Vì những nhà đầu tư này cảm thấy bực bội khi giao dịch thua lỗ và quyết định bù đắp cho việc này bằng cách giao dịch khối lượng lớn hơn trong lần tiếp theo.
Điều này rất nguy hiểm vì 2 lý do chính:
Đầu tiên, nó buộc bạn phải ném kỷ luật giao dịch của bạn vào sọt rác. Nó chuyển trọng tâm của bạn từ giao dịch có quy trình và quản lý rủi ro sang các giao dịch bốc đồng.
Giao dịch forex chỉ dựa vào cảm xúc và may mắn thì đó là cờ bạc. Nếu bạn không có bất kỳ kế hoạch quản lý rủi ro nào, nó sẽ làm bạn mất tất cả tiền của mình.
Nếu bạn thua, bạn quyết định thực hiện một giao dịch trả thù và giao dịch trả thù này vẫn thua, nó sẽ khiến bạn tiếp tục trả thù. Trong trường hợp, giao dịch trả thù của bạn thắn, nó sẽ tạo ra niềm tin rằng giao dịch dựa vào cảm xúc có thể giúp bạn chiến thắng và chắc chắn rằng bạn sẽ tiếp tục làm điều đó.
Có nhiều hình thức giao dịch forex với mong muốn trả thù, phổ biến nhất đó là các giao dịch bốc đồng sau khi có một lệnh thua lỗ và cảm giác bực bội với hy vọng kiếm lại số tiền họ đã mất. Dưới đây là một vài ví dụ:
Trường hợp 1:
GalaForex đang bị âm 98$ sau khi bán cặp EUR/USD với stop loss 100$. Nhưng vẫn tin tưởng giao dịch này sẽ thắng và Galaforex bắt đầu điều chỉnh stoploss và chờ thị trường đảo chiều. Một tiếng sau, stoploss bị hit và Galaforex thua mất 200$ thay vì 100$ như lúc ban đầu.
Trường hợp 2:
GalaForex chỉ mất 50$ cho giao dịch đầu tiên chỉ sau vài tiếng. Quá thất vọng với giao dịch trước, trong giao dịch tiếp theo Galaforex tăng gấp đôi rủi ro lên, có nghĩa là dời stoploss lên mức 100$. Sau một thời gian, vì sợ hãi thua lỗ nên GalaForex quyết định chốt lời 50$ sau khi thị trường quay đầu.
Mặc dù trường hợp 1 và 2 đều có các kết quả giao dịch khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là giao dịch trả thù. Trường hợp 1 là mất tiền gấp đôi so với ban đầu để đảm báo rằng ý tưởng của mình là chính xác, trong khi kết quả trong trường hợp 2 thì tăng gấp đôi rủi ro nhưng chốt lời quá non.
May mắn thay, có nhiều cách để bạn không rơi vào tình trạng giao dịch trả thù. Chúng ta hãy xem những trường hợp sau:
– Tắt phần mềm giao dịch, rời khỏi máy tính sau một giao dịch thua lỗ: Thực hiện các hoạt động không liên quan đến giao dịch forex và chỉ quay lại sau khi bạn thừa nhận sự thật rằng thua lỗ là một phần của đầu tư forex
– Ghi lại lý do tại sao bạn lại thua: Xác định những gì đã xảy ra với giao dịch của bạn và tập trung vào việc cải thiện quy trình giao dịch sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác rằng “thị trường đang chống lại bạn”.
– Hãy lưu ý rằng nguyên nhân là do bạn và ghi chúng vào nhật ký giao dịch.
– Tin tưởng vào hệ thống giao dịch của bạn: Nếu bạn đã thử nghiệm hệ thống của mình và thực hiện theo kế hoạch 100%, thì bạn sẽ không bận tâm đến vài lệnh thua vì bạn biết rằng số liệu cuối cùng mới là quan trọng.
– Thực hành quản lý rủi ro: Nếu bạn quản lý rủi ro như một thói quen thì bạn sẽ có kỷ luật giao dịch tốt hơn và ít có khả năng thực hiện các giao dịch bốc đồng. Nếu bạn chưa quen với điều này thì bạn nên bắt đầu với các quy tắc nghiêm ngặt về khối lượng giao dịch và thời gian giao dịch.
Hãy nhớ điều này: Ngày cả những nhà giao dịch có lãi nhất cũng sẽ có ngày giao dịch không được tốt. Đó là một phần của đầu tư.
Đứng bao giờ nghĩ nguyên nhân của thua lỗ là do thị trường chống lại bạn. Thị trường không quan tâm đến cảm xúc hay ý tưởng của bạn. Trên thực tế, đó là công việc của chúng ta với tư cách là nhà đầu tư forex giao dịch những gì chúng ta thấy chứ không phải những gì chúng ta nghĩ.
“Nó không phải là bạn, nó chỉ là giao dịch forex”.